Mục lục bài viết
CHÓ PUG
Đặc tính, cách nuôi giống chó Pug và những điều cần biết khi chăm sóc. Chó là loài động vật thông minh và gần gũi nhất với con người. Trong cuộc sống hiện nay, hầu hết giới trẻ có sở thích nuôi chó và muốn sở hữu cho mình một chú cún thông minh, lanh lợi. Tuy nhiên, có rất nhiều giống chó cảnh đã du nhập vào Việt Nam khiến bạn băn khoăn không biết lựa chọn cún cưng như thế nào để trở thành một thành viên trong gia đình mình.
chó pug nhỏ
Nếu bạn đang muốn sở hữu một dòng chó nhỏ bé và dễ thương thì có lẽ chó pug sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt cho bạn đấy. Bài viết này sẽ giúp bạn tăng thêm hiểu biết về đặc tính, cách nuôi giống chó pug và những điều cần biết khi chăm sóc chúng.
Nguồn gốc của giống chó pug mặt xệ
Chưa thể xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của giống chó cảnh này. Có giả thuyết cho rằng chó Pug có nguồn gốc xuất phát từ Trung quốc sau đó được du nhập sang Châu Âu vào thế kỉ XVI và trở nên phổ biến ở Tây Âu, pug trở thành loài chó cảnh yêu thích và thời thượng nhất trong các triều đình châu Âu, đạt đến đỉnh cao vào thời kỳ Victoria. Tuy nhiên, cũng có giả thuyết về việc chúng xuất xứ từ vùng Viễn Đông, hay là kết quả lai tạo của dòng chó Bulldog bé.
chó pug baby
Đặc điểm nhận dạng của dòng pug
Chó pug hay còn tên gọi dễ thương khác là chó mặt xệ. Với khuôn mặt ngộ nghĩnh, nhăn nheo và mõm ngắn, mặt hơi đượm chút buồn khiến bạn cười ngất, do đó nó đã chiếm được tình cảm của biết bao gia đình. Với cơ thể ngắn ngủn, tròn ủng, bạn sẽ có cảm giác giống như một cục thịt tròn vo vậy. Chúng có bộ lông ngắn mịn, đôi mắt to tròn và hơi lồi, phía dưới hàm hơi xệ trông rất ngộ. Sở hữu bộ mặt ngây thơ rưng rưng như muốn khóc, chắc chắn bạn sẽ không nỡ mắng chúng khi phạm lỗi.
Tích cách của chó pug
Trái ngược với bộ mặt đượm buồn là tính cách chúng khá tưng tửng và hoạt bát, luôn vui vẻ và rất tình cảm. Mặc dù là loại chó rất cá tính nhưng chúng thường có xu hướng hài lòng với cuộc sống và sự việc xung quanh.Dòng chó này cực kì thông minh, hiếu động, có phần ranh mãnh và đanh đá, tuy nhiên lại rất dễ hòa đồng với các dòng chó và loài vật nuôi khác. Chó pug rất dễ gần và quấn người, do vậy chúng luôn có thái độ thiện chí với trẻ nhỏ và khách đến nhà. Với dáng người tròn ủng, cục mịch nhưng không phải giống chó ù lì, chậm chạp, chúng rất thích hợp để trông nhà. Nếu bạn đang sở hữu cho mình chứ cún đáng yêu này hãy lưu ý rằng, tuy chúng luôn hài lòng với cuộc sống xung quanh nhưng cũng dễ tủi thân khi không được quan tâm và trở nên ghen tỵ khi không được bạn để ý đến.
đặc tính của cho pug
Điều kiện sống của chó pug
Chó pug thích hợp được nuôi trong căn hộ rộng rãi, có không gian để chạy nhảy, nô đùa. Giống chó này ưa thời tiết dễ chịu và ấm áp, không thích hợp với thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng. Do đó, khi gặp khí hậu như vậy hãy giữ chúng tại nơi có nhiệt độ thích hợp.
Với đặc điểm mũi tịt nên chúng hay bị dị ứng và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là trong môi trường không được thông thoáng. Đặc biệt, chúng rất dễ mắc bệnh vào những khoảng thời gian giao mùa.
Ngoài ra, dòng chó pug hay chảy nước mắt, đau mắt,xước giác mặc, đục giác mặc do đặc điểm mắt lồi, vì vậy bạn hãy thường xuyên rửa mắt và để ý đến chúng.Một điều cần chú ý về dòng chó này là da chúng rất nhạy cảm, dễ bị mắc các bệnh về da. Bởi vậy, bạn cần chú ý vệ sinh chỗ ở của chúng theo định kì và lựa chọn sữa tắm phù hợp.
Tuy nhiên, đây là dòng chó dễ nuôi bởi không kén chọn đồ ăn, nhưng bạn không nên cho ăn quá nhiều để tránh béo phì vì sẽ làm giảm tuổi thọ của cún cưng.
Cách chăm sóc
Để tránh các bệnh viêm mắt, tai bạn nên thường xuyên làm sạch vùng tai, mắt và các nếp gấp trên khuôn mặt. Loại bỏ ghèn mắt và rửa mắt bằng nước muối sinh lý đễ giữ vệ sinh cho đôi mắt chúng.
chó pug
Dòng pug có bộ lông ngắn nên không cần tắm quá nhiều. Nếu chúng nghịch ngợm và hay lê la thì bạn cần tắm cho chúng thường xuyên, khoảng 1 tuần 1 lần. Lưu ý khi tắm xong cần lau khô và sấy ngay tránh cảm lạnh. Chải lông và loại bỏ lông rụng mỗi ngày.
Chó pug dễ ăn dễ mập nên để tránh mắc bệnh béo phì, bạn nên dắt chúng ra ngoài đi dạo và chạy bộ 10 phút mỗi ngày. Do đây là giống chó cảnh nên không cần phải tập luyện nhiều hay áp dụng các bài tập như các dòng chó săn khác.
Có rất nhiều bạn chủ không thường xuyên để ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho cún. Do đó, bạn cũng nên đánh răng cho cún cưng ít nhất 1 lần/tuần để tránh các bệnh về răng nướu cho thứ cưng và giữ miệng thơm tho.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về dòng chó pug hoạt bát, đáng yêu này. Nếu bạn đang muốn tìm vật nuôi để làm bạn thì còn băn khoăn gì mà không sở hữu ngay một chú chó mặt xệ dễ thương thế này.
CHÓ PHÓC SÓC
Giống chó Phốc sóc - Pomeranian hay còn có cái tên thân thiện hơn là Pom, đây là dòng chó cưng đáng yêu, lanh lợi và lém lỉnh được rất nhiều người yêu thích để nuôi trong gia đình. Nếu bạn cũng đang nuôi loài chó cảnh này hay có ý định muốn nuôi một chú chó Pomeranian để bầu bạn thì cần lưu ý đến một số kinh nghiệm để nuôi dưỡng và chăm sóc đúng cách và tốt hơn cho loài chó Phốc sóc - Pomeranian nhé.
1. Chọn giống chó Phốc sóc - Pomeranian
Chó Phốc sóc - Pom là loài chó cảnh đẹp có ngoại hình nhỏ nhắn, năng động và tính cách cởi mở. Để chọn mua được một con chó Phốc sóc thuần chủng, giống tốt và khỏe mạnh thì bạn cần chú ý đến một số kinh nghiệm trong việc nhận biết chó Pomeranian và cũng cần chú ý tìm đến những nơi uy tín để mua được một con chó Pom tốt.
Kinh nghiệm chọn mua chó Phốc sóc là chú ý thân hình của con chó phải cân đối và đầy đặn, vuông vắn, lưng ngắn và chân khá thấp.
Chó Pom có đầu thủ nhỏ cân xứng với cơ thể, cổ đầy và ngắn, ngực rộng, khuôn mặt tròn, mõm và mũi nhỏ và ngắn, cặp mắt to tròn và lồi, đôi tai nhỏ và nhọn dựng đứng trên đầu, chiếc đuôi xù lông thường uốn cong lên lưng. Lông của chó phốc sóc dày rậm và dài, lông ở vùng cổ và ngực thường rậm hơn.
Pomeranian
Tìm hiểu chi tiết những đặc tính của giống chó Phốc sóc
Giống chó Pomeranian - Chó Phốc sóc
2. Chế độ dinh dưỡng của chó Phốc sóc
Cũng như những dòng chó nhỏ khác, chó Phốc sóc có đường ruột và hệ thống tiêu hóa khá yếu nên bạn cần phải đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng trong việc nuôi dưỡng dòng chó cảnh Pomeranian. Ngoài ra, khẩu phần ăn của chó phốc sóc nên cho ăn ít và chia thành nhiều bữa trong ngày.
images6
Chế độ ăn của chó Phốc sóc theo độ tuổi
Chó con từ 1 - 2 tháng tuổi nên cho ăn cháo thịt băm nhuyễn và ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm, bổ sung các loại thực phẩm như bột gạo, bột ngô. Chia thành 4 - 6 bữa nhỏ trong ngày, cho chó uống thêm sữa ấm mỗi ngày.
Chó Phốc sóc từ 3 - 6 tháng tuổi nên cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa và mềm, nên nấu cháo cho chó như cháo thịt gà, heo, bò, tôm băm nhuyễn, hoặc cơm nhão trộn với thịt nạc. Tập cho chó ăn các loại rau xanh và củ quả như bí, cà rốt, bắp cải, dưa leo, dưa hấu, táo...
Khi chó Phốc sóc từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 3 - 4 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều đạm, protein, canxi, tinh bột và rau củ, trái cây cho chó. Nên cho Phốc sóc cần ăn thêm hột vịt lộn sẽ giúp bộ lông đẹp và mướt hơn. Thời điểm này bạn có thể cho chúng ăn thức ăn khô dành cho chó nhỏ để có thể giúp răng và lợi chúng khỏe hơn.
Một số điều cần lưu ý trong việc cho Pomeranian ăn uống
Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày. Không nên cho chó pom uống sữa tươi vì rất dễ bị tiêu chảy.
Không nên cho chó Pomeranian ăn đồ ăn khô cứng, xương xóc, cá hay các loại nội tạng động vật, thức ăn quá mặn, thức ăn nhiều mỡ, đồ cay nóng hoặc đồ lạnh.
Cần cho chó ăn đúng giờ và đủ no, không nên cho chó ăn quá nhiều trong một bữa.
Các vật dụng ăn cho chó cần phải được vệ sinh sạch sẽ, sau khi chó ăn xong nên cất và rửa sạch bát cho chúng ngay, tránh tình trạng để dư thức ăn thừa trong khay.
3. Cách chăm sóc chó Phốc sóc
images33
Để có thể chăm sóc tốt cho chó Pom, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, lưu ý chó Pom thường không chịu được khí hậu quá nắng nóng, vì vậy cần phải đảm bảo sắp xếp chỗ ở cho chó cưng của bạn nằm nơi thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt. Một kinh nghiệm cần lưu ý là chó pom thường không chịu nằm yên một chỗ mà thường chạy nhảy quanh nhà, vì vậy tốt nhất bạn nên chuẩn bị một cái chuồng nhỏ để con chó có thể chui vào chuồng để ngủ.
Chú ý vào thời điểm thời tiết nóng bức thì bạn nên cắt tỉa lông cho chó pom, cho chó ngồi quạt và uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ để giúp chó cưng của bạn mạnh khỏe hơn.
Chó Pomeranian rất hoạt bát, năng động, thường hay chạy nhảy và chơi đùa, chúng còn có xu hướng sủa rất nhiều khi ở nhà, vì thế bạn nên thường xuyên tạo điều kiện để chó cưng được vận động và vui chơi hàng ngày, mỗi ngày nên dẫn chó Pom đi dạo và vui chơi bên ngoài khoảng 15 - 30 phút để rèn luyện thể lực và giúp cơ thể của chó khỏe mạnh hơn.
4. Cách làm vệ sinh cho chó Phốc sóc
Chó Pomeranian có bộ lông dày rậm nhưng không tốn nhiều thời gian để chăm sóc, lông của chó phốc sóc rụng khá nhiều vì vậy bạn nên thường xuyên chải lông cho chó hàng ngày để loại bỏ lông chết và dưỡng lông cho chó mềm mượt. Khoảng 3 - 4 tháng thì nên cắt tỉa lông cho chó pom, đặc biệt là vào mùa nắng nóng thì nên cắt tỉa lông cho chó thường xuyên hơn. Lưu ý bạn nên thường xuyên cắt tỉa lông ở vùng hậu môn của chó để chúng đi vệ sinh được sạch sẽ hơn, tránh bị dính vào lông nhé.
Việc tắm gội cho chó phốc sóc chỉ cần 1 - 2 tuần tắm một lần, nếu thời tiết khô nóng thì có thể tắm 1 lần một tuần. Khi tắm cho chó Pom bạn nên dùng vòi nước xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm và massage cho chó, rồi xả sạch bằng nước. Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Tránh để lông chó bị ẩm ướt vì rất dễ bị nấm và các bệnh về da.
Chú ý thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các vùng nhạy cảm như tai, mắt và đặc biệt là chú ý vệ sinh răng miệng cho chó Pomeranian mỗi tuần một lần.
Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.
Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ
5. Các bệnh thường gặp ở chó Phốc sóc
Một lưu ý dành cho những người nuôi chó là tất cả chó con đều cần phải được đưa đến trạm thú y để kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vaccin phòng dịch, tẩy giun sán và làm sổ khám bệnh định kỳ cho chó.
Khi nuôi chó Phốc sóc thì bạn cần chú ý một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở chó Pom như chúng thường có xu hướng bị trật xương khớp gối, khuỷu chân sau, bệnh tim, viêm nhiễm mắt, sâu răng và bị rụng răng sớm. Nên tránh cho chó vận động quá nhiều và hoạt động mạnh mỗi ngày.
Bạn có thể tìm hiểu một số chứng bệnh thường gặp ở loài chó vật nuôi để có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và phát hiện bệnh cho chó của mình.
Các bệnh phổ biến ở chó - Cách chữa bệnh ở chó
Cách tẩmèoy giun sán ở chó,
Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó Phốc sóc cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó Pomeranian cần biết để có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó cũng như chế độ ăn uống hợp lý cho chó, cách chăm sóc lông cho chó Pomeranian, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó Pom khỏe mạnh và đẹp đẽ.
CHÓ ALASKA
Chó Alaska là dòng chó lớn có thân hình to khỏe và cơ bắp, sống ở vùng khí hậu lạnh. Để nuôi được loài chó này ở Việt Nam cần phải chăm sóc kỹ càng.
Giống chó Alaska (tên đầy đủ là Alaskan Malamute) là một giống chó hoang dã được thuần hóa. Chó Alaska, có vóc dáng to lớn, thân hình dũng mãnh và những nét rất đặc trưng của loài chó sói hoang dã. Chó Alaska có chiều cao trung bình từ 60 – 70 cm, và nặng từ 35 – 55kg.
Chó Alaska có một tỉ lệ rất cân đối giữa chiều cao, cân nặng, khung xương và cơ bắp. Những chú chó Alaska thuần chủng có chân rất lớn, cơ bắp và cơ bắp vì thế trước đó, loài cho này từng được nuôi để phục vụ cho công việc kéo xe nặng nhọc. Chó Alaska thường có mắt màu nâu hoặc nâu đen. Tai nhỏ và đầy lông tơ.
Chó Alaska là loài chó dễ huấn luyện. Ảnh: Cây cảnh và vật nuôi
Mũi và mõm chó Alaska to khỏe nhìn cân đối với đầu, mõm không dài, thuôn nhỏ dần về phía mũi nhưng không nhọn. Hai môi có viền mép đều phủ kín, hàm trên và dưới rộng, răng lớn. Đặc biệt, chó Alaska có bộ lông dày rậm không thấm nước, bộ lông của chó alska có những màu sắc khác nhau được chấp nhận như màu trắng pha xám đen, trắng pha xám lông chồn, trắng pha đen, trắng pha đỏ, nâu đỏ hoặc trắng tuyền. Đặc điểm rõ nhất cho dù Alaska có màu lông nào chăng nữa thì mõm và 4 chân phải là màu trắng.
Thức ăn và dinh dưỡng của chó Alaska
Ông Nguyễn Văn Dũng (chủ cửa hàng chuyên bán chó cảnh trên đường Trường Chinh, Hà Nôi) tư vấn, dòng chó Alaskan có cơ thể to lớn và khỏe mạnh, tuy nhiên hệ tiêu hóa của chó Alaska khá kém có thể dẫn đến viêm đường ruột, vì vậy để nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho thể chất của loài chó này thì cần phải chú ý đến các chế độ ăn uống cho chó hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó để giúp con chó phát triển tốt.
Cũng như các giống chó khác, thức ăn của chó Alaska cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ các chất đạm, protein, canxi, các khoáng chất và vitamin để giúp chó phát triển toàn diện sức khỏe, thể lực, vóc dáng và bộ lông. Chó alaska con từ 1 - 2 tháng tuổi nên cho ăn cơm nhão trộn với thịt nạc, thịt gà xay, cho ăn loại thức ăn khô ngâm mềm với nước ấm. Chia thành 4 - 5 bữa nhỏ trong ngày.
Chó Alaska từ 3 - 6 tháng tuổi cho ăn cơm trộn với các loại thịt như thịt heo, bò, gà, bổ sung trứng gà, rau củ, thức ăn khô để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của chó alaska ở độ tuổi này không nên nấu quá nhuyễn hay quá loãng. Ở giai đoạn này nên tránh cho chó ăn các loại xương lớn vì sẽ gây nguy hiểm cho chó.
Khi chó Alaska từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 - 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều canxi từ thịt, xương, đầu cổ gà, nội tạng động vật, protein, đạm, thức ăn khô dành cho chó lớn, các loại rau xanh, củ quả, trái cây như bí, bắp cải, rau cần, cà rốt, củ cải, dưa leo, các loại đậu hạt,... Giai đoạn này nên cho chó gặm xương động vật, ăn thịt nguyên khối để rèn luyện cơ hàm cho chó, tuy nhiên lưu ý không nên cho chó ăn quá nhiều xương trong một ngày vì chó rất dễ bị táo bón.
Cách vệ sinh cho chó Alaska
Do có bộ lông dày nên để giữ cho bộ lông Alaska luôn mượt và đẹp, cần phải vệ sinh lông hàng ngày, chải chuốt hàng tuần, tắm gội hàng tháng (hoặc 2 tháng). Khá vất vả và tốn nhiều thời gian. Ngoài ra, cần đánh răng ít nhất 2 lần / tuần để ngăn bệnh răng miệng và hơi thở có mùi. Khẩu phần ăn của Alaska có nhiều thịt nên miệng chúng rất dễ bị hôi.
Ở xứ lạnh, chúng sẽ làm sạch răng miệng bằng tuyết, còn ở Việt Nam không có tuyết nên bạn cần đánh răng cho chúng thường xuyên. Nên thực hiện việc chăm chút, chải lông và đánh răng cho loài chó này từ sớm để chúng quen với những việc này. Dần dần chúng sẽ thích thú và tận hưởng khi được bạn vuốt ve, chải chuốt.
Huấn luyện
Alaska có tập tính bầy đàn và tổ chức rất chặt ché, và trong đàn thì 1 cá thể luôn phải nghe lệnh con bầy đàn. Việc huấn luyện chó Alaska về cơ bản tương đối dễ. Điều quan trọng nhất là bạn phải làm cho chúng hiểu lệnh và biết cách ra lệnh cho chúng.
Dù là giống chó có họ hàng gần với chó sói, tuy nhiên bản năng săn mồi của Alaska không hề mạnh mẽ (do qua nhiều thế hệ chỉ được lai tạo chuyên biệt cho việc kéo xe). Chúng rất hiền, hiếm khi đuổi theo các vật nuôi nhỏ, tha lôi đồ đạc hay tấn công người và những chú chó khác, trừ trường hợp bị tấn công trước, nên việc huấn luyện giao tiếp xã hội cũng khá nhẹ nhàng.
CHÓ NGAO TÂY TẠNG
Chó Ngao Tây Tạng là giống chó có tiếng trong giới nuôi chó dữ để bảo vệ và canh giữ nhà cửa, tài sản, đây cũng là dòng chó được giới chơi chó lớn đặc biệt quan tâm bởi sự khổng lồ và dũng mãnh của chúng có thể tạo ra sự uy nghi cho người chủ. Việc nuôi dưỡng chó ngao Tây Tạng là cả một quá trình nghiêm ngặt không hề đơn giản như nuôi những dòng chó cảnh khác, tại bài viết này sẽ chia sẽ cho mọi người những phương pháp và kinh nghiệp để nuôi, chăm sóc và đào tạo được loài chó Ngao Tây Tạng hiệu quả.
hqdefault
Kinh nghiệm nuôi chó ngao Tây tạng
1. Chọn giống chó ngao Tây Tạng
Để chọn mua được một con chó ngao Tây Tạng giống tốt, khỏe mạnh và đạt tiêu chuẩn, tránh mua phải chó Ngao lai hay không đạt tiêu chuẩn sẽ rất khó nuôi, khó đào tạo và khá nguy hiểm. Vì vậy trước khi quyết định nuôi chó Ngao thì bạn nên tìm hiểu rõ về các đặc điểm ngoại hình và đặc tính của giống chó này.
Kinh nghiệm để chọn mua được một con chó Ngao Tây Tạng tốt và đúng tiêu chuẩn là tổng thể cơ thể của chó phải to lớn, các cặp chân to cao mạnh mẽ, thân hình hơi dài, cấu trúc xương lớn và nặng, tuy vậy chó Ngao có dáng đi rất nhanh nhẹn và oai vệ. Chó Ngao con 2 tháng tuổi nặng tầm 10kg là đạt chuẩn.
Chó ngao đúng chuẩn có đầu thủ rất lớn, trán và mặt rất rộng, có nếp nhăn, xung quanh đầu và mặt được bao phủ bởi lông dài rậm trông như bờm của loài Sư Tử lớn, loài chó này có đôi mắt nhỏ và sâu thường nheo lại, mũi cao và lỗ mũi to, mõm chúng rất rộng, môi trên phủ xuống môi dưới với 2 cặp ranh năng dài rất hung dữ và nguy hiểm, đôi tai hình chữ V tương đôi nhỏ và mọc thấp dưới đầu và thường rũ xuống, chiếc đuôi của chó khá ngắn phủ rậm lông và thường cuộn tròn trên lưng.
Tìm hiểu kỹ về những đặc tính của giống chó ngao Tây tạng
Giống chó Ngao Tây Tạng - Tibetan Mastiff
2. Chế độ dinh dưỡng của chó ngao Tây Tạng
Chó Ngao Tây Tạng là dòng chó rất lớn và có thể lực rất mạnh mẽ nên chế độ chăm sóc con chó này không hề đơn giản, nếu chó Ngao không có chế độ ăn uống hợp lý và đủ chất thì rất dễ bị suy yếu và mất dáng.
Để chăm sóc tốt cho chó Ngao bạn cần đảm bảo chế độ ăn của chó phải nghiêm ngặt, được cung cấp đầy đủ các chất đạm, canxi, vitamin, khoáng chất, vi lượng cần thiết. Tuy nhiên không nên cho Ngao ăn quá nhiều và không nên cho ăn những thức ăn có nước.
tixung10
Chăm sóc chó ngao Tây tạng theo độ tuổi
Từ 2 - 4 tháng tuổi chó Ngao nên được ăn nhiều thịt nạc, 1 chén thức ăn khô mỗi ngày và chia thành 3 bữa.
Từ 5 - 10 tháng tuổi nên bắt đầu tăng dần khẩu phần ăn cho chó nhưng chia thành 2 buổi trong ngày, khẩu phần ăn cần bổ sung nhiều thịt, nội tạng động vật, gan heo, cổ gà, trứng, rau củ, thức ăn khô 2 chén mỗi ngày.... thời điểm này nên cho chó gặm xương ống để rèn luyện cơ hàm cho chó.
Chó Ngao từ 10 tháng tuổi trở lên có thể ăn 1 - 2 bữa trong ngày, khẩu phần ăn lúc này được tăng lên nhiều để đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho con chó, chế độ ăn của chó phải có nhiều chất đạm, canxi, nên tăng cường thêm thịt bò, thịt lợn, các loại xương bò, xương heo, cổ gà,... có thể cho chó Ngao ăn thịt và xương từng khối lớn, ăn trứng gà sống và trứng vịt lộn giúp cho chó phát triển cơ và lông. Chú ý rằng cế độ dinh dưỡng cho chó Ngao phải luôn đảm bảo cho chúng đủ chất và thức ăn luôn đảm bảo chất lượng, không được ôi thiu, đồ ăn lỏng hoặc nấu nhuyễn.
Khẩu phần ăn của chó Ngao Tây Tạng từ 1 năm tuổi trở lên cần ăn đủ 1 kg thức ăn mỗi ngày để phát triển tốt, thực đơn mỗi ngày có thể gồm cơm, 3 - 5 lạng thịt bò tươi hoặc thịt lợn, 1/2 kg xương, 2 - 4 chén thức ăn khô, mười trứng vịt lộn hoặc trứng gà, sữa tươi.
Một số điều cần lưu ý trong việc cho ngao Tây Tạng ăn
Nước uống cho chó cần phải đễ sẵn cho chúng tự uống lúc khát, nên thay nước 3 lần/ngày.
Chó ngao Tây Tạng từ 6 tháng tuổi trở đi không nên làm nhỏ thức ăn cho chó, các loại thịt và xương có thể được nấu chín hoặc nấu chín tái và để nguyên khối lớn cho chúng ăn, như vậy sẽ kích thích phát triển cơ hàm và răng cho chó.
Tránh chó chó ăn nhiều chất béo, thịt mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu, không nên cho chó ăn quá no hoặc để chó quá đói sẽ khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.
Không để sẵn đồ ăn cho chó mà cần phải có giờ giấc ổn định.
Không cho chó tập luyện sau khi ăn ít nhất 1 tiếng.
3. Cách chăm sóc chó ngao Tây Tạng
Để có thể chăm sóc tốt cho chó ngao Tây tạng, bạn nên lưu ý đến một số vấn đề như việc chuẩn bị nơi ở cho chó, giống chó ngao Tây tạng thích hợp với khí hậu lạnh và mát mẽ, chúng không chịu được thời tiết nắng nóng vì bộ lông dày rậm và thân nhiệt cao khiến chó rất dễ bị sốc nhiệt. Nuôi chó Ngao bạn cần phải chuẩn bị cho chó một nơi ở rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ ở ngoài sân vườn, nhưng phải được đảm bảo an toàn để chó không xổng ra bên ngoài gây nguy hiểm.
Chó ngao Tây Tạng có bộ lông rất dày rậm và dài vì vậy việc chăm sóc lông cho chó cũng là một vấn đề cần giữ cho lông của chó Rottweiler được khô ráo và không bị ẩm ướt, điều này sẽ gây ra các bệnh về da và hư lông của chó.
Không nên tắm thường xuyên cho chó, chỉ nên tắm cho chó một tuần một lần hoặc chỉ tắm khi cần thiết. Dùng bàn chải lông để chải lông hàng tuần cho chúng. Chú ý khoảng 2 - 3 tuần thì nên kiểm tra, vệ sinh các vùng tai, mắt, răng miệng, bàn chân... cho chó.
Để dạy cho chó biết đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn nên tìm hiểu kinh nghiệm trong bài viết dưới đây nhé.
Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ
4. Chế độ tập luyện và đào tạo chó ngao Tây Tạng
Chó Ngao Tây Tạng không phải là dòng chó dễ nuôi và dễ đào tạo như các giống chó lớn khác, chó Ngao là một giống chó chiến đấu mạnh mẽ, hung dữ và rất độc lập, bản tính của loài chó này rất khó để có thể điều khiển được nếu chủ nhân của nó không đủ sự tự tin, uy nghiêm, bình tĩnh và kiên nhẫn. Với đặc tính như vậy thì loài chó này cần phải được đào tạo và huấn luyện sớm từ khi con chó còn nhỏ thì mới có thể điều khiển được chúng.
Thời gian tốt nhất để đào tạo cho một con chó Ngao Tây Tạng là từ lúc chúng đạt 2 - 4 tháng tuổi, lúc này bạn cần phải xã hội hóa con chó để chúng có thể làm quen với chủ và người thân thích của chúng. Chó Ngao Tây Tạng tuy độc lập nhưng rất thông minh, chúng dễ dàng tiếp thu được các bài học mới. Việc dạy cho chó Ngao con tuân theo mệnh lệnh như 'đi, ngồi, đứng yên, quay lại,..' càng sớm càng tốt, và phải rèn luyện cho chó biết được vị trí chủ - tớ vì như thế bạn sẽ dễ dàng điều khiển con chó của mình hơn.
Khi còn nhỏ dưới 3 tháng tuổi thì không nên cho chó tập luyện quá nặng sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ xương của chó gây nguy hiểm đến sức khỏe và vóc dáng, khi chó đạt từ 4 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu huấn luyện cho chó những bài tập vận động nhẹ và tăng dần mức độ nặng theo từng thời điểm phát triển của chó. Chó Ngao cần được vận động mỗi ngày khoảng 20 - 30 phút với các bài tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, bắt đồ vật, nhảy cao, cắn xé đồ vật cứng như lốp xe...
Thời điểm chó từ 1 năm tuổi trở lên thì cần tăng nặng các bài tập thể lực từ 1 - 2 tiếng mỗi ngày để giúp chó trở nên mạnh mẽ và cơ bắp.
5. Cách làm vệ sinh và chăm sóc lông cho chó ngao Tây Tạng
Chó Ngao Tây Tạng có bộ lông bộ lông kép dài, rất dày rậm phủ toàn thân từ đầu đến chân và đuôi vì vậy việc chăm sóc lông cho chó Ngao là một vấn đề khá khó khăn và mất thời gian. Bạn cần sử dụng loại lược chuyên dụng, bản to và răng thưa để chải lông cho chó mỗi ngày bạn cần phải chải lông cho chó 30'. Cần dùng bình xịt hơi nước xịt sơ qua rồi chải lông cho chó để hiệu quả hơn.
Việc tắm cho chó Ngao Tây Tạng rất khó khăn vì vậy không cần phải tắm thường xuyên, chỉ cần thường xuyên tắm khô và chải lông cho chó là được. Nên tắm cho chó 1 lần trong 1 - 2 tháng để giữ vệ sinh cho chó.
Chó Ngao Tây Tạng cần được giữ cơ thể luôn khô ráo, tránh để chó bị ẩm ướt, nên sấy khô lông cho chó và thường xuyên cho chó phơi nắng nhẹ vào buổi sáng hoặc chiều tối để dưỡng lông và phòng tránh các bệnh về da và lông.
Thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh các vùng mắt, tai và răng miệng cho chó hàng tuần để đảm bảo
6. Đảm bảo an toàn khi nuôi chó ngao Tây Tạng
Chó Ngao Tây Tạng rất hung dữ và có thể gây nguy hiểm cho người lạ, các con vật khác vì vậy người nuôi chó Ngao cần phải đảm bảo giữ chó tại nơi an toàn, chó được xích lại một chỗ hoặc phải làm hàng rào chắc chắn an toàn để chó không thể vượt ra ngoài gây nguy hiểm. Nếu đưa chó Ngao ra đường cần phải luôn luôn giữ dây xích chó lại.
Đó là một số kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và đào tạo chó ngao Tây tạng cần thiết cho người mới nuôi hay chuẩn bị nuôi giống chó ngao Tây Tạng có thể trang bị cho mình những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng dòng chó này. Với những kinh nghiệm cách chọn chó ngao Tây tạng cũng như những cách chăm sóc, đào tạo, huấn luyện cho chó, hy vọng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nuôi và huấn luyên một chú chó ngao Tây tạng khỏe mạnh và trung thành.
CHÓ CHIHUAHUA
Sự quyến rũ” của giống chó Chihuahua (hay còn được gọi là Chiwawa, Kiwawa) nằm ở kích thước nhỏ nhắn, tính cách hiền hòa, sự đa dạng về chủng loại, kích thước và màu sắc (có thể có các màu: vàng, nâu, hạt dẻ, mơ, bạc hoặc pha trộn các loại mà trên). Chihuahua có đầy đủ mọi phẩm chất của một giống chó “thượng hạng”, có đủ sức khỏe và sự nhanh nhẹn để cạnh tranh trong các môn thể thao hay các cuộc thi về chó, rất thông minh và dễ huấn luyện.
Ngoài ra, chihuahua cũng rất gần gũi với con người, rất biết vâng lời và cần tập thể dục cũng như chải chuốt tối thiểu. Chính vì những lí do này, Chihuahua nằm trong top 10 giống chó được khuyến khích nuôi làm thú cưng tại Mỹ.
Có 2 giống chó chihuahua được nuôi phổ biến trên thế giới: chó chihuahua lông ngắn vàchihuahua lông dài. 2 giống này về cơ bản không có nhiều sự khác biệt ngoài độ dài bộ lông. Ở Việt Nam, giống được nuôi phổ biến nhất là chiahuahua lông ngắn vì chúng dễ nuôi hơn và không mất nhiều công chải chuốt.
Tên chihuahua được đặt theo tên bang Chihuahua của Mexico, nơi những nhà thám hiểm lần đầu phát hiện ra giống chó này. Chihuahua nổi tiếng là giống chó nhỏ nhất thế giới, với kích thước chỉ từ 13 – 23cm và nặng từ 1 – 3kg khi trưởng thành, những em chihuahua quý hiếm và đắt giá nhất có chiều cao < 12cm, và nặng dưới 1.3kg. Tuy kích thước nhỏ bé nhưng chihuahua rất khỏe mạnh, ít mắc bệnh tật và có thể sống khá lâu, từ 10 – 18 năm tùy điều kiện chăm sóc và môi trường sống.
Tính cách của những em Chihuahua
Những em chó Chihuahua có cá tính rất mạnh mẽ, chúng rất vui tươi, hiếu động và luôn thích được vuốt ve, chăm sóc. Vì thích được chủ vuốt ve, cưng nựng, nên những em chihuahua thường lẽo đẽo theo chủ khắp nơi trong nhà, thậm chí khi ra ngoài, đi mua sắm chúng cũng thường đòi đi theo.
Chihuahua thường có xu hướng tạo mối liên kết rất khăng khít với 1 người chủ duy nhất trong đời, sẽ rất khó khắn với 1 em chihuahua nếu phải đổi chủ khi đã trưởng thành. Vì vậy nếu có ý định nuôi 1 em chihuahua, bạn nên chọn 1 em cún. Và nếu không vì lí do bất khả kháng, bạn không nên bán 1 em chihuahua đã gắn bó với mình trong thời gian dài.
Bên cạnh sự chung thủy và gần gũi, chihuahua cũng là một “học sinh” rất sáng dạ. Chúng có thể học rất nhanh chóng các mệnh lệnh cơ bản bằng cử chỉ cũng như lời nói. Huấn luyện chihuahua không khó khăn và tốn nhiều thời gian, tuy nhiên bạn cần phải thật nhẹ nhàng. Chúng có thể sẽ rất bướng bỉnh nếu bạn thường xuyên quát nạt. Những lời khen, vuốt ve và một chút phần thưởng khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ khiến chúng nghe lời và yêu mến bạn hơn.
Chihuahua là giống chó trông nhà rất tốt, chúng luôn rất cảnh giác và sủa ẩm ĩ khi người lạ vào nhà. Chúng cũng có thể trở nên rất hiếu chiến và cắn nếu người lạ tỏ ra không thiện chí. Đối với những vật nuôi khác, chihuahua có xu hướng quên rằng mình rất nhỏ bé và thường tỏ ra thách thức với những con chó lớn hơn, điều này có thể trở thành tai họa khó lường cho chúng. Vì vậy trong khâu huấn luyện, bạn nên bao gồm việc dạy chúng cách giao tiếp với người và với những vật nuôi khác thân thiện hơn.
Những lưu ý khi nuôi chó chihuahua
Với kích thước nhỏ nhất thế giới, chihuahua đặc biệt thích hợp sống trong những phòng trọ hay căn hộ nhỏ. Tuy nhiên, kích thước nhỏ cộng với sự táo bạo và tò mò có thể gây ra rất nhiều phiền toái. Chúng có thể trốn ra ngoài bằng các lỗ nhỏ mà không giống chó nào có thể chui vừa.
Chihuahua tuy nhỏ nhưng có võ, chúng có hàm răng rất sắc nhọn như một vũ khí tự vệ để bù lại cho kích thước quá nhỏ bé của chúng, và có thể cắn lại trẻ em khi bị chêu trọc. Vì vậy, gia đình có trẻ em dưới 8 tuổi không nên nuôi giống chó này để giữ an toàn, cũng là để đảm bảo sự “toàn mạng” cho những em chihuahua vì chúng rất mong manh, những hành động vô tình của trẻ có thể gây ra những tổn thương rất nguy hiểm.
Em cún chihuahua siêu cute
Những phẩm chất, đặc điểm của chihuahua khiến chúng trở thành một vật nuôi tuyệt vời. Nhiều người nuôi chó chihuahua nói rằng: nếu bạn muốn sẻ chia không gian sống nhỏ bé của mình, không một giống chó nào thích hợp hơn chihuahua.
CHÓ LẠP XƯỞNG
Cách nuôi chó lạp xưởng rất dễ, công việc của bạn sẽ hơi bị nhàn rỗi vì chúng khá dễ nuôi: Chó lạp xưởng (Dachshund) có bộ lông ngắn, màu cũng không nhiều, đặc biệt không kén ăn và rất sạch sẽ, ít bệnh tật nên bạn sẽ không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc chúng. Bạn chỉ cần chú ý những điều sau là bạn đã có trong tay bí kíp “cách nuôi nuôi chó lạp xưởng” thành công rồi đấy.
Cách nuôi chó lạp xưởng thuần chủng
Nếu nói về chó thuần chủng thì Việt Nam mình cũng khá ít, vì đã qua khá nhiều thế hệ sinh sản và qua nhiều môi trường sinh sống khác nhau thì việc nuôi những em chó này cũng có đôi chút khác biệt. Nhưng ở Việt Nam thì việc nuôi những em chó lạp xưởng này không mấy khó khăn, vì thức ăn cho đến chổ ở của chúng cũng không đòi hỏi gì quá cao so với một số loại chó khác.
Tìm hiểu tập tính của chó lạp xưởng
tìm hiểu về chó lạp xưởng
Việc tìm hiểu tính cách của chó lạp xưởng là công việc rất quan trọng
Chó lạp xưởng có bản chất là chó chó săn mồi (chuyên bắt những loài đào hang như thỏ, rắn, chuột), ranh mãnh và khôn ngoan, và đặc biệt thích đào bới, bạn không khó bắt gặp một cái hầm do chính các em cún lạp xưởng nhà mình đào.
Chó lạp xưởng không thích đối diện và có thể gây nguy hiểm đối với các vật nuôi nhỏ như mèo, hamter, sóc… vì chúng có thể trỗi dậy bản tính săn mồi. Rất dũng cảm và ngoan cường, chúng có thể tấn công trước đối thủ nếu chúng cảm thấy bị đe dọa.
Rất yêu thương chủ và có thể quấn quýt bạn hàng giờ
Chế độ dinh dưỡng cho chó lạp xưởng
So với một số giống chó khác thì chó lạp xưởng là có thân hình tương đối nhỏ, thân dài, chân ngắn. Với bản chất là một loài chó săn thú, luôn hoạt động tích cực nên chúng cần bổ sung khá nhiều protein trong khẩu phần bữa ăn. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu về chó lạp xưởng cũng như cách nuôi nuôi chó lạp xưởng, lựa chọn các loại thức ăn phù hợp và đủ dinh dưỡng để chó lạp xưởng có sức khỏe tốt nhất.
Vệ sinh cho chó lạp xưởng
Với bộ lông tương đối ngắn và ít rụng, việc vệ sinh chúng không tốn nhiều thời gian, bạn có thể tắm chúng 1 tuần hai lần là đủ (vào mùa hè), còn mùa đông bạn có thể tắm bằng nước ấm hoặc dùng khăn tẩm nước ấm để lâu chùi trên mình cún. Kiểm tra những vùng kín của chó như tai, móng chân, khu vực gần bộ phận sinh dục, những bộ phận này rất dễ có những sinh vật kí trùng, và làm chó lạp xưởng cạn kiệt sinh lực, ngoài ra bạn cũng cần vệ sinh mắt và răng miệng cho chó.
Vệ sinh chổ ở của chó hàng ngày, quét dọn và lâu chùi mỗi ngày mỗi lần. Dọn rửa dụng cụ chứa thức ăn của cún. Có thể thay cái mới sau một khoảng thời gian nhằm đảm bảo vệ sinh cũng như đem sự mới lạ và kích thích sự thèm ăn của chó.
Cách phòng bệnh cho chó lạp xưởng
Chó lạp xưởng là loài chó nhỏ nhắn, tính cách chó lạp xưởng là thích hoạt động liên tục và không chịu đứng yên một chổ, thậm chí đào hang để được thỏa mãn tính quậy phá của chúng. Chính vì điều này bạn cần đảm bảo cho chúng một sức khỏe tốt để được phát triển một cách bình thường nhất.
tính cách chó lạp xưởng
Một chú chó lạp xưởng khỏe mạnh
Cho ăn đúng cách cùng với vệ sinh nơi ở thường xuyên là cách phòng bệnh tốt nhất cho cún nhưng nhìn chúng khỏe mạnh như vậy chúng rất dể bị một số bệnh như: Bị viêm miệng do nấm, ký sinh trùng ở ngoài da. Cần đưa chúng đi khám định kỳ, tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh.
Tập chó đi vệ sinh đúng chổ
Lúc còn nhỏ thì cún nào cũng khó bảo, hầu như mới bắt chó về ai cũng phải làm quen với việc phải đi dọn phân và nước tiểu của chúng hàng ngày. Một phần vì chúng chưa quen với môi trường mới và một phần là chúng chưa phát triển được tư duy của mình, bạn cần kiên nhẫn tập chúng hàng ngày nhằm để nơi ở của cún cũng như con người được sạch sẽ và không phát mùi hôi thối.
Các nuôi chó lạp xưởng theo từng độ tuổi
Chó lạp xưởng con từ 1 – 2 tháng tuổi thì nên cho bú sữa mẹ là tốt nhất, để hệ tiêu hóa của chúng dần hoàn chỉnh và mọc răng đã chứ.
Chó lạp xưởng con từ 3 – 5 tháng: Độ tuổi khá hoàn chỉnh cho một em cún, ban đầu bạn tập cho cún ăn cháo loãng hoặc cơm nhuyễn có pha nước lọc, đến lúc mọc răng bạn có thể cho ăn cháo cùng với thịt băm nhuyễn, hoặc ăn loại thức ăn khô đã ngâm mềm. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày. Tránh cho chó ăn thức ăn khô, tanh, dai và cứng.
Chó lạp xưởng từ 6 – 12 tháng: Giai đoạn này chó đã dần trưởng thành, bạn có thể thêm vào khẩu phần ăn của chúng như rau củ quả, thịt, tôm và trứng nhằm cung cấp nhiều canxi và khoáng chất giúp bộ xương chắc khỏe và phát triển tư duy.
Chó lạp xưởng hơn 1 tuổi: Là thời điểm chó đã trưởng thành, bạn có thể cho chúng ăn như khẩu phần ăn của con người tuy nhiên thức ăn của cún không chứa nhiều dầu mở và chất ngọt, rất dễ gây béo phì cho cún.
Có thể nói Cách nuôi chó lạp xưởng quá đơn giản so với các loại chó khác, còn chần chừ gì nửa, hãy sắm ngay cho mình một em cún lạp xưởng thôi nào.
Đánh giá
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC XEM ẢNH VÀ BÁO GIÁ